Khách Trung Quốc trở lại, nguy cơ tour '0 đồng' tái diễn?
Lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt khoảng 9,5 - 9,6 tỉ USD, tương đương năm 2023. Lượng kiều hối về TP.HCM qua các năm chiếm khoảng 55 - 60% cả nước. Trong năm 2025, NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức triển khai đề án Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2030 theo Quyết định của UBND TP.HCM.Theo ông Nguyễn Đức Đăng Quang - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (100% vốn của Vietcombank), doanh số kiều hối năm 2024 tương đương 1,9 tỉ USD, góp phần nhỏ trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam nói chung và về TPHCM nói riêng. Ngoại trừ có sự đột biến trong quý 2 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Kiều hối năm 2024 chủ yếu từ thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Do biến động tỷ giá cao cùng với lạm phát tăng cao kéo dài nhiều năm cũng đã bào mòn tiền tiết kiệm của người lao động vào những quý cuối năm nên đã tác động giảm. Ngoài ra, tại hội nghị, NHNN chi nhánh TP.HCM thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2024 tăng 11% so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng 96,1%; tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 3,9%. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn thành phố tập trung vốn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ trọng tâm, một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. So với cuối năm trước, tín dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 10%, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 20%, ngành vận tải kho bãi tăng 24%, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng gần 40%... Riêng đối với lĩnh vực tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng thành phố đã và đang có các giải pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển ngân hàng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng xanh trong thời gian tới.'Đập hộp' loạt hàng hiệu nửa giá 'chấn động' tại Mai Hân mỹ phẩm
Luật sư Nguyễn Minh Cảnh thông tin rằng quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ được nêu rõ tại Nghị định 36/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 79/2011/NĐ-CP. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học cần thực hiện xin cấp phép bay theo đúng quy định của pháp luật.
CLB CAHN và Thanh Hóa sẵn sàng chinh phục giải vô địch các CLB Đông Nam Á
Nhịp tim vẫn tăng cao vài phút sau khi gắng sức hoạt động hay cao ngay cả lúc nghỉ ngơi chứng tỏ bạn đang có dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
Ngày 8.1, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện giám định nguyên nhân sự cố tại công trình thủy điện Đăk Mi 1.Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tạm dừng thi công công trình thủy điện Đăk Mi 1, lưu ý những khu vực, hạng mục công trình xây dựng có nguy cơ mất an toàn để có biện pháp phòng ngừa đảm bảo an toàn công trình xây dựng. Đồng thời, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tổ chức bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố. Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum thu giữ hồ sơ xây dựng công trình gồm: hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng; hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; hồ sơ quản lý chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng công trình; hồ sơ năng lực các chủ thể tham gia xây dựng, để phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố… Cùng với đó, UBND tỉnh Kon Tum cử đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc tham gia Tổ điều tra sự cố tại công trình Thủy điện Đăk Mi 1. Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động khiến các công nhân: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum) tử vong.Thủy điện Đăk Mi 1 được khởi công từ năm 2009, có công suất 84 MW, lượng điện trung bình 276 triệu KWh/năm. Nguồn nước sử dụng trên sông Đăk Mi, thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Nhà máy xây dựng tuyến đập dâng kết hợp đập tràn có cửa van trên dòng chính sông Vu Gia, tạo thành hồ chứa có dung tích hơn 28 triệu m3.Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng do Công ty CP Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư. Nhà máy mới thi công hoàn thành khoảng 85% khối lượng. Điều đáng nói, sự cố xảy ra chỉ 4 ngày sau khi dự án được UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định cho thuê đất.
Hoa hồng xanh tỏa hương nơi biên cương
Trong trận đấu với Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024, diễn ra tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam có 2 tình huống được hưởng lợi khi trọng tài xem VAR. Cả 2 tình huống này đều mang ý nghĩa định đoạt số phận của trận đấu.Đầu tiên là tình huống ở phút 10, Faris Ramli bên phía Singapore đánh đầu đưa bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, nhưng trọng tài không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị của cầu thủ bên phía Singapore. Tiếp theo là tình huống ở phút 41, trọng tài xem VAR và quyết định cho đội tuyển Việt Nam được hưởng phạt đền, trước khi Xuân Son sút thành công quả phạt 11m này. Đây đều là những tình huống ảnh hưởng lớn đến cục diện trận bán kết lượt về nói riêng, ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc của cặp đấu bán kết giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore nói chung. Nếu Singapore mở được tỷ số ngay phút thứ 10 của trận lượt về, họ chắc chắn sẽ lên tinh thần, trong khi đội tuyển Việt Nam có thể bị ảnh hưởng về tâm lý, ở phần thời gian còn lại của trận đấu.Còn về tình huống dẫn đến quả phạt đền và bàn thắng mở tỷ số trong trận lượt về của Nguyễn Xuân Son ở phút 41, bàn thắng ấy gần như đẩy trận đấu ra khỏi tầm với của đội bóng đảo quốc sư tử, vì cách biệt giữa 2 đội sau khi Xuân Son sút phạt 11m thành công lên tới 3 bàn.Chi tiết đáng chú ý tiếp theo, các cầu thủ Việt Nam giờ kinh nghiệm hơn hẳn trong các trận đấu có VAR. Các học trò của HLV Kim Sang-sik không còn có những tiểu xảo, nhất là không dại dột chơi tiểu xảo trong khu vực cấm địa của đội nhà. Họ hiểu rằng những tình huống tiểu xảo như thế này có thể bị VAR soi bất cứ lúc nào, có thể khiến đội tuyển Việt Nam bị phạt.Tiêu biểu cho sự thay đổi này là hình ảnh của trung vệ đội trưởng Đỗ Duy Mạnh. Cầu thủ của Hà Nội FC từ chỗ mắc sai lầm trong trận đấu ra quân gặp đội Lào ở AFF Cup năm nay, có pha phạm lỗi khiến đội tuyển Việt Nam chịu quả phạt đền trong trận đấu ngày 9.12, giờ thi đấu rất chững chạc, bình tĩnh hơn hẳn. Duy Mạnh thường xuyên là người đứng ra can các đồng đội, tránh cho những cầu thủ xung quanh mình tiếp cận quá gần với trọng tài, phản ứng quá hăng với trọng tài, dẫn đến có thể nhận thẻ phạt không đáng. Duy Mạnh giờ hiểu rằng những tình huống phản ứng và những pha phạm lỗi không cần thiết giờ không thể qua mắt được công nghệ VAR.Trái lại, chính các đối thủ của đội tuyển Việt Nam mới là những người ít kinh nghiệm khi đối diện với VAR. Trung vệ Lionel Tan của Singapore kéo áo rất nghiệp dư nhằm vào Nguyễn Xuân Son, trong một tình huống bóng thậm chí còn không đến được vị trí của tiền đạo bên phía đội tuyển Việt Nam. Thông thường, những pha kéo áo như thế này qua được mắt các trọng tài, nhưng đây là giải đấu có VAR. Lionel Tan không thể thoát khỏi VAR.Cần phải nói thêm rằng việc công nghệ VAR được áp dụng tại giải V-League ở 2 mùa giải gần nhất, đã cho các cầu thủ Việt Nam kinh nghiệm khi đối diện với công nghệ này. Từ chỗ thường bị VAR phạt nguội ở các giải quốc tế trước đây, đội tuyển Việt Nam giờ đang hưởng lợi từ VAR.